[TIMKIEMNHANH]

Những điểm yếu của lưu học sinh Việt Nam

Thứ tư - 17/08/2016 16:55
Có thể các bạn học sinh, sinh viên VN chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách xuất sắc khi làm việc một mình, tức là làm việc cá thể. Nhưng khi làm việc nhóm, đặc biệt cùng các sinh viên quốc tế thì chúng ta làm việc lại không có hiệu quả.
Để giúp các bạn học viên tiếng Trung tại Trác Việt trước khi lên đường du học Trung Quốc không bị những khó khăn cản trở, chúng tôi xin chỉ ra một số điểm yếu của các bạn du học sinh trước ấy để chúng ta cùng khắc phục.
học tiếng trung tại hải phòng
 
  1. Thiếu kiến thức bảo vệ chính mình

Rất nhiều lưu học sinh Việt Nam (VN)  thiếu kiến thực trên phương diện này, chính vì lẽ đó mà trong những tiểu tiết sinh hoạt hàng ngày không để tâm hoặc không chú ý. Ví dụ đến một đất nước xa lạ, đi trên xe bus,tàu điện ngầm nếu bị giật đồ, mất đồ thì phải làm sao? Báo cáo chính quyền như thế nào? Hoặc giả những kiến thức thường ngày như: cháy dầu, cháy ga cần dập tắt lửa bằng cánh nào? Cách xử lý tình huống và khả năng phán đoán trong các sự cố hầu như sinh viên VN không có.

  1. Khả năng ngoại giao kém

Khả năng ngoại giao ở đây không phải là vấn đề khó khăn với ngôn ngữ khi đi du học mà chính là khả năng xử lý vấn đề trong giao tiếp hằng ngày. Chỉ cần bạn nói chuyện với bất kì một cô bé, cậu bé người Anh, Pháp hay Mĩ….nào thôi cũng dễ dàng nhận ra sự khác biệt lớn này. Sinh viên VN không tự tin trong giao tiếp hoặc các kiến thức giao tiếp xã giao cũng rất hạn hẹp. Khi xảy ra mâu thuẫn trong giao tiếp, sinh viên VN thường xử lý theo 2 xu hướng: tranh luận tới cùng hoặc “ không ảnh hưởng gì , kệ đi”. Song cái cần thiết đó là tìm cách giải quyết hợp lý chứ không phải thắng thua thiệt hơn.

  1. Khả năng làm việc nhóm kém

Có thể các bạn học sinh, sinh viên VN chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách xuất sắc khi làm việc một mình, tức là làm việc cá thể. Nhưng khi làm việc nhóm, đặc biệt cùng các sinh viên quốc tế thì chúng ta làm việc lại không có hiệu quả. Có lẽ điểm yếu này đến từ cách giáo dục của nước nhà khi luôn xem trọng kết quả mà quên đi quá trình. Vì thế người VN nói chung không biết bắt đầu làm từ đâu, kết thúc như thế nào, làm sao để khớp các “mắt xích” lại với nhau trong khi làm việc nhóm.

  1. Kì thị sắc tộc

Mặc dù gần như không một du học sinh VN nào thẳng thắn thừa nhận sẽ không thích người da đen trong lần gặp đầu tiền hoặc không có thiện cảm, không thích chơi cùng…Ngược lại khi gặp người da trắng đến từ Châu Âu, chúng ta luôn có suy nghĩ đó là các nước văn minh, kinh tế phát triển, được giao tiếp bằng tiếng Anh và hẳn nhiên thích kết bạn với họ hơn…Có thể nhiều người nghĩ vấn đề này không có gì nghiêm trọng và cũng chẳng phải kì thị sắc tộc gì cả. Nhưng nếu xét trên phương diện nghiên cứu xã hội học thì đó cũng đã là một biểu hiện của kì thị sắc tộc. Chúng ta nên nhớ ở đâu cũng có kẻ xấu người tốt, đừng vội “nhìn mặt mà bắt hình dong”, để hiểu rõ  một sự vật sự việc hay một con người đều cần có thời gian.

  1. Thiếu kiến thức nghệ thuật, thể thao

Đa số các sinh viên quốc tế đều có khả năng chơi một cho đến hai nhạc cụ, có thể do họ đã được học từ trên ghế nhà trường hoặc tự học theo sở thích… Họ cũng tham gia nhiệt tình các hoạt động thể dục thể thao như: bóng đá, bóng rổ, bóng chày…Còn sinh viên VN chúng ta thường chỉ chú trọng vào học văn hóa mà quên mất các bộ môn nghệ thuật và thể thao. Chính vì vậy nên khi tham gia các chương trình giao lưu sinh viên, lễ hội cuối năm, dạ tiệc giáng sinh… sinh viên VN luôn ở thế bị động, không hòa nhịp được không khí chung. Điều này lại càng làm cho các bạn thiếu tự tin trong giao tiếp và ảnh hưởng tới việc thích nghi môi trường sống, học tập tại nước ngoài.

Để biết thêm thông tin về các chương trình học bổng du học Trung Quốc, Đài Loan hoặc các khóa đào tạo tiếng Trung xin vui lòng liên hệ:
Hán ngữ Trác Việt
81/333 Văn Cao, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
HOTLINE: 090 3496 722 - 031 3804 680
Email: hanngutracviet@gmail.com
Website: http://hanngutracviet.com/
Facebook: https://www.facebook.com/hanngutracviet/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,198
  • Tháng hiện tại61,898
  • Tổng lượt truy cập5,602,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây