Học tiếng Trung, tiếng Nhật tại Hải Phòng - đào tạo tiếng Trung, tiếng Nhật tại Hải Phòng - trung tâm ngoại ngữ Trung - Nhật tại Hải Phòng

https://hanngutracviet.com


Khu danh thắng Bàn Sơn- Vạn Tùng Lĩnh

Thành phố Thiên Tân
Khu danh thắng Bàn Sơn-Vạn Tùng Lĩnh
thiên tân
Thời Xuân Thu có tên gọi là núi Vô Chung, nằm ở phía Tây Bắc huyện Kế, Thiên Tân, là mạch phụ của dãy núi Yến Sơn. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 500m, ngọn chính có độ cao 864m. Lịch sử gọi là “Đông Kinh đệ nhất sơn”. Tương truyền ở trận chiến Quan Độ, Tào Tháo đánh bại Viện Thiệu. Sau khi Viên Thiệu thổ huyết mà chết, con trai ông ta là Viên Thượng, Viên Hy đầu hàng thủ lĩnh của Ô Hoàn là Đạp Thốn. Về sau, Tào Tháo tranh đoạt thiên hạ với Lưu Bị, Tôn Quyền, Vì mối lo diệt trừ hậu hoạn, đã quyết tâm thảo phạt Ô Hoàn trước. Ông nghe nói mưu sĩ Điền Trù có tài mà chưa gặp thời, đang ẩn cư ở núi Vô Chung, bèn mời Điền Trù hạ sơn giúp ông Bắc phạt Ô Hoàn. Theo kế hoạch của Điền Trù , quân của Tào Tháo đại thắng Ô Hoàn, đồng thời giết chết thủ lĩnh Đạp Đốn của Ô Hoàn,. Viên Thượng, Viên Hy lại chạy sang đầu hàng thái thú Liêu Đông là Công Tôn Khang. Công Tôn Khang đưa hai người ra chém đầu để lập công với Tào Tháo. Tào Tháo về kinh luận công bàn thưởng, phong cho Điền Trù là Đình Hầu, hưởng tô tức 500 hộ, Điền Trù khéo léo từ chối, quay trở về ẩn cư ở núi Vô Chung. Sauk hi Tào Tháo đánh chiếm Kinh Châu, không ngớt hối hận vì lúc đó không giữ Diền Trù lại, lại phái Hạ Hầu Đôn đến núi Vô Chung đề khuyên Điền Trù xuống núi làm quan. Điền Trù khăng khăng không nhận lời, đồng thời lấy cái chết để cự tuyệt. Điền Trù ẩn cư suốt ơ núi Chung Sơn cho đến khi tạ thế, để nhớ đến ông, người đời sau mới đổi tên “Vô Chung Sơn” thành “Điền Bàn Sơn” (do ông thường ở vùng Bàn Hoàn trong núi), gọi tắt là “Bàn Sơn”.

Nằm ở khu phong cảnh Bàn Sơn. Tương truyền núi này vốn không có tên, trước núi có am Vệ Công, hoà thượng Giác Sơn trong am một hôm lên núi cắt cỏ, phát hiện khoảnh đất đã cắt cỏ hôm trước, trong một đêm, cỏ đã mọc trở lại, cao bằng cỏ xung quanh. Ông nghe người ta nói ở Bàn Sơn có chon một cái chậu Tụ bảo, đặt một vật ở trong chậu, qua một đêm nó có thể biến thành hang vạn. Ông nghĩ bụng chậu Tụ bảo có lẽ được chôn ở đây. Thế là ông đào xuống, đào được một cái chậu bằng đồng, dưới đáy chậu có khắc hai câu: “ Muốn chậu báu mở ra phải có Giác Sơn lại”. Giác Sơn biết đây chính là chậu Tụ bảo ở Bàn Sơn, bèn chôn nó lại chỗ cũ, trồng một cây tùng lên trên. Hôm sau, trên núi mọc đầy tùng, mọi người bèn gọi núi này là Vạn Tùng Lĩnh, đổi tên am Vệ Công thành chùa Vạn Tùng. Chùa này đã mất, hiện nay chỉ còn hai toà cổ tháp. Có thuyết khác lại nói rằng: Giác Sơn trông thấy một con bò đang gặm cỏ trên sườn núi, cỏ bị bò gặm lập tức mọc dài ra, biết nơi đây là đất quý, lập tức đào ở chỗ đó lên được một cái chậu Tụ bảo, bỏ một đồng tiền vào thử thì nó lập tức biết ra đầy ắp cả chậu. Giác Sơn phải đi ra ngoài liền, chon cái chậu dưới gốc cây tùng, hôm sau trở về am, chỉ thấy tùng mọc đầy núi, chậu Tụ bảo chon ở cây tùng nào cũng không còn nhận ra được nữa.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây