Học tiếng Trung, tiếng Nhật tại Hải Phòng - đào tạo tiếng Trung, tiếng Nhật tại Hải Phòng - trung tâm ngoại ngữ Trung - Nhật tại Hải Phòng

https://hanngutracviet.com


DÙNG SAI ĐẠI TỪ

Trong vận dụng ngôn ngữ thực tế, nếu không nắm chính xác đặc điểm của đại từ, không phân biệt rõ sự phân công trong nội bộ đại từ, sẽ có thể dùng sai đại từ, chủ yếu có mấy trường hợp sau: thay thế không rõ ràng, một từ thay cho nhiều đối tượng, dung nhầm lẫn đại từ….
DÙNG SAI ĐẠI TỪ
1. Thay thế không rõ ràng:
Thay thế không rõ ràng là chỉ trong một ngữ cảnh nhất định hoặc trong hoàn cảnh đối thoại nhất định, đối tượng mà đại từ thay thế có nhiều khả năng, khó xác định.
Ví dụ 1: 妈妈确实在着急,因为四妹病了一些日子了,她渐渐地黄黄瘦瘦下来,总是一点精神也没有。
Ví dụ 2: 从家里到单位需要一个小时,从单位到夜校需要五十分钟,这段时间也不算短。
Trong ví dụ 1 phía trước đại từ “她” xuất hiện “妈妈”, lại xuất hiện “四妹”; vậy “她” chỉ ai, đây chính là thay thế không rõ ràng.
Trong ví dụ 2 “这段” không biết là chỉ thời gian từ nhà đến đơn vị hay từ đơn vị đến trường tại chức buổi tối.
Để tránh “thay thế không rõ ràng” phải chú ý không để hai hoặc trên hai từ ngữ được một đại từ thay thể xuất hiện trước đại từ đó.
2. Một đại từ chỉ nhiều đối tượng:
trong một câu hoặc một đoạn xuất hiện hai hoặc trên hai đối tượng trần thuật, khi dùng đại từ chỉ định thay thế, không sử dụng các đại từ khác nhau phân biệt chỉ định thay thế các đối tượng khác nhau, mà lại dùng lặp đi lặp lại một đại từ chỉ định thay thế các đối tượng khác nhau, đây cũng là một loại chỉ định thay thế không rõ ràng.
Ví dụ: 刘刚跟小王低声嘀咕,我走过去问他们说什么呢, 他不让他告诉我。
Trong ví dụ nói đến hai người là “刘刚” và “小王”, phía sau lại dùng một đại từ “他” để thay thế hai đối tượng khác nhau, câu trên nên sửa thành:
刘刚跟小王低声嘀咕,我走过去问他们说什么呢,刘刚不让小王告诉我。
Muốn tránh lỗi “Một đại từ thay thế nhiều đối tượng” phải chú ý trong trường hợp tồn tại nhiều đối tượng trần thuật lại không tiện sử dụng các đại từ khác nhau để chỉ định thay thế thì không dùng một đại từ nào đó đến cùng, có đối tượng trần thuật sử dụng đại từ thay thế, có đối tượng trần thuật sử dụng danh từ (tên gốc) hoặc đều dùng danh từ (tên gốc) để chỉ định thay thế.
3. Dùng lẫn đại từ:
Trong một câu hoặc một đoạn, đối với cùng một đối tượng trần thuật lại sử dụng các đại từ khác nhau để chỉ định thay thế.
Ví dụ: 三王子忙解释说, 那只白兔是他射中的,身上带着我的箭。
Trong ví dụ dùng “他” chỉ định thay thế “三王子” ở phía trước là đúng, nhưng phân câu sau cũng là chỉ “三王子” lại đổi thành “我” nên mắc lỗi “dùng lẫn đại từ”. Câu này chỉ cần đổi “我” thành “他” là được.
4. Nhầm đại từ này thành đại từ kia.
Trong hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định phải dùng một đại từ nào đó lại dùng một đại từ khác. Có vài trường hợp như sau:
a. Đại từ nhân xưng không đúng.
Ví dụ: 当你尽其所能帮助了别人...
Trong ví dụ. ở vị trí của “其” vốn phải dùng đại từ “自己”  để phúc chỉ “你” ở phía trước, trong câu lại dùng “其” tương đương với “他”. Theo ý của câu, nên sửa là:
当你尽自己的能力帮助了别人...
b. Phạm vi không đúng.
Ví dụ: 千万别让你幸幸苦苦喂大的绵羊白白扔了,咱们今天就帮你吃了吧!
Trong ví dụ, chủ ngữ của phân câu sau “帮你吃” rõ ràng không bao gồm “你”, nên dùng “我们” để loại trừ người nghe. Trong câu dùng “咱们” là sai phạm vi chỉ định thay thế.
c. Chỉ xa gần không đúng.
Ví dụ: 两个年,我们接待了来那儿参观的外国朋友二百多人。
Trong ví dụ, “来” chỉ xu hướng động tác từ xa đến gần, lấy người nói làm điểm tham chiếu, nó đòi hỏi phía sau dùng đại từ chỉ gần “这儿” hoặc “这里”. Nếu người nói ở nơi khác nói về quê hương hoặc đơn vị của mình, không thể không dùng “那儿”, thì cần đổi “来” ở phía trước thành “去” hoặc “到”.
d. Nghi vấn không đúng.
Ví dụ: 她父亲现在在哪工作?
Trong ví dụ, điều cần hỏi là về nơi chốn. Nhưng lại dùnng đại từ nghi vấn hỏi sự vật, nên sửa thành “哪儿” hoặc “哪里”.
 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây