Học tiếng Trung, tiếng Nhật tại Hải Phòng - đào tạo tiếng Trung, tiếng Nhật tại Hải Phòng - trung tâm ngoại ngữ Trung - Nhật tại Hải Phòng

https://hanngutracviet.com


KHANG HY “BÌNH TRỊ”

Hôm nay chúng ta cùng tigm hiểu về một trong những vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc nhé <3
KHANG HY “BÌNH TRỊ”
Hoàng đế Khang Hy tên là Ái Tân Giác La Huyền Việp, năm Thuận Trị thứ 18 (năm 1661) kế vị làm hoàng đế, mất năm Khang Hy thứ 61 (1722) . Ông là hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong 61 năm tại vị, tài văn trị võ công của ông có thể sánh với thời Hán Đường, mở ra cục diện “thời thịnh Khang Càn”, là hoàng đế kiệt xuất nhất trong thời kỳ cuối của xã hội phong kiến Trung Quốc. Những dấu chân đi với những công tích to lớn của ông là hết sức gian nan, nhưng ông đã dùng những phương cách chính trị vừa nới lỏng vừa nghiêm ngặt, các chính sách với tầm nhìn xa trông rộng, cuối cùng đã thống nhất và ổn định toàn quốc, phát triển khôi phục lại nền kinh tế xã hội, bảo vệ được biên cương lãnh thổ, trở thành người anh hùng huyền thoại của thời đại “các vị vua anh minh” lên ngôi từ thuở thơ ấu, được cả thiên hạ nhìn vào, giống như Peter đại đế của Nga, Louis XIV của Đức.
Bình định Tam Phiên, thống nhất Đài Loan.
“Tam Phiên” nguyên là các thế lực cát cứ địa phương do các quan lại lớn của Hán tộc đầu hàng triều Thanh hợp thành vào thời kỳ chiến tranh nông dân cuối thời Minh. Do họ có công với triều Thanh nên được phong là Phiên Vương, cát cứ các vùng Vân Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, trở thành mối đe doạ cho sự thống trị của trièu Thanh. Tháng 3 năm Khang Hy thứ 12, Bình Nam Vương Thượng Khả Hy dâng sớ xin được các lão về quê, Khang Hy nhân cơ hội đồng ý yêu cầu của ông, cho ông về nghỉ ở Liêu Đông. Hai Phiên vương Ngô, Cảnh bị trấn động lớn, quyết định mưu phản. Tháng 11 năm Khang Hy thứ 12, Ngô tự xưng là “Đại nguyên soái chiêu binh mã khắp nơi”, “Đại tướng quân phục Minh thảo phạt ngoại tộc”, đột ngột phát động phiến loạn vũ trang, các thế lực Nhị Phiên còn lại cũng hưởng ứng theo đó, châm ngòi lửa cho chiến tranh.
Đầu tiên, Khang Hy chế định việc bố chí binh lực một cách chính xác, trọng điểm tấn công Ngô Tam Quế. Ông lệnh cho Thạc Đại tiến vào đóng quân ở Kinh Châu, Thường Đức, ổn định lòng dân, chặn đứng quân phiến loạn; sau đó lại cắt đứt đường liên lạc của liên quân Tam Phiên, còn lệnh cho Ngoã Nhĩ Cách đến Tứ Xuyên trấn giữ vùng hiểm yếu Vân Xuyên.
Chặn đánh đường tiến quân hướng Tây Bắc của quân phiến loạn. Ông công bố bài hịch chinh phạt Ngô Tam Quế, kể tôi cách chức, tuyên bố sẽ “triệy hạ tận gốc” quân phiến loạn. Nhưng lại đối đãi rất khác biệt với các quan văn võ và binh sĩ tướng lĩnh quân phiến loạn, rất mực khoan dung, từ đó phân hoá và làm tan rã phiến quân.
Khang Hy dung cách vừa tiêu diệt vừa chiêu dụ, phái Đề Đốc, Cam Túc bình định và chiêu hàng Vương Phụ Thần, phụ quan thăng chức, cho y lập công chuộc tội. Trong lần bình loạn phiến quân Tây Bắc này, địa vị vốn thấp kém của quân cờ xanh được nâng cao, sức chiến đấu của quân Thanh tăng mạnh.
Các vây cánh của thế lực phiến loạn Ngô Tam Quê là Nhị Phiên Thượng Chi Tín, Cảnh Tinh Trung lần lượt đầu hàng quân Thanh, do đó Ngô một tay khó vỗ nên kêu. Đến năm 1678, quân phiến loạn co cụm ở trong vùng Vân Quý, xưng đế, lập chính quyền cát cứ. Tháng 8, Ngô Tam Quế lâm bệnh qua đời. Khang Hy nhân cơ hội đốc túc đại quân thừa thắng xông lên, chiêu phục quân Ngô. Cuối tháng 10 năm 1861, các phần tử tàn dư như Ngô Thế Phồn…bị tiêu diệt hoàn toàn.
NĂm 1662 (năm Thuận Trị thứ 18), anh hùng dân tộc Trịnh Thành Công giành lại được đảo Đài Loan của tổ quốc từ trong tay bọn thực dân Hà Lan. Nhưng sau khi nhà Thanh làm chủ Trung Nguyên, Đài Loan vẫn tiếp tục theo chính quyền Nam Minh, cát cư ở Hải Ngoại. Năm Khang Hy thứ 3 (1664), triều Thanh phái Thi Lang dẫn binh đánh xuống Kim Môn, Hạ Môn, vốn có thể thừa thắng tiến quân vào Đài Loan nhưng vì Ngao Bái chèn éo, Thi Lang bị cách chức.
Bọn thực dân Hà Lan lại thèm thuồng mưu đồ chiếm hạt “minh châu Đông Hải” này làm thuộc địa lần nữa. Lúc Tam Phiên làm loạn, Cảnh Tinh Trung lấy việc cắt nhượng hai phủ Chương, Tuyền làm điều kiện, cấu kết với Trịnh Kinh xuất quân chi viện cho Phúc Kiến, khiến một nửa Phúc Kiến rơi vào tay họ Trịnh”. Thế nhưng năm Khang Hy thứ 15, Cảnh Tinh Trung đầu hang chiều Thanh, năm sua đó quân Thanh thu hồi các phủ Chương, Tuyền, hoàng đế Khang Hy thừa thắng dẹp yên bọn giặc biển, liền lệnh cho tuyền trưởng Nguyên Tập đánh chiếm hai đảo Hạ Môn, Kim Môn, buộc Trịnh Kim phải bỏ trốn về Đài Loan. Không lâu sau ông ta bệnh mất, các con ông ta tranh đoạt vương vị, chính quyền Minh Trịnh cầng thêm hủ bại, mất đi lòng tin của người dân Đài Loan.
Hoàng đế Khang Hy vô cùng mừng rỡ, cho rằng thời cơ thống nhất đã đến, một lần nữa bổ nhiệm Thi Lang làm Thuỷ sư đề đốc. Cùng lúc, chính quyền Minh Trịnh phái người đến cầu hoà, thể hiện nguyện ý xưng thần. Để bảo vệ sự thống nhất, Khang Hy đồng ý tiến đến chiêu an.
Tháng 8 năm Khang Hy thứ 22, Thi Lang dẫn thuỷ quân xông vào trận ròng rã suốt hai tháng, cuối cùng cũng thắng lợi tiến đóng ở Đài Loan. Nhân dân Đài Loan nườm nượp nghênh đón quân Thanh, nối gót kéo đến; kẻ cầu hoà vào tháng 7 là họ Trịnh cũng “hào hứng reo hò” tiếp nhận sắc chiếu của Khang Hy.
Không lâu sau, trong nội bộ triều Thanh có sự bất đồng về vấn đề xử lý Đài Loan, một số đại thần cho rằng đối với đảo đứng cô độc ở hải ngoại như Đài Loan thì vứt bỏ là tốt nhất, thậm chí còn cho rằng tặng luôn cho Hà Lan là xong. Thi Lang bác bỏ rằng: Đài Loan sản vật cực kỳ phong phú, lại là bình phong của một số tỉnh Đông Nam, nếu nhượng lại cho bọn quỷ lông đỏ, thế ắt khiến các tỉnh ven biển bị mốt đe doạ xâm lược, vì vậy, “về mối nguy bốn tỉnh”, dứt khoát không thể bỏ! Vào thời khắc quyết định, Khang Hy quyết đoán đồng ý với kiếnnghij của Thi Lang, thiết lập phủ Đài Loan và 3 huyện Phụng Sơn, Đài Loan, Chư La ở Đài Loan đều trực thuộc tỉnh Phúc Kiến, đồng thời phái binh đến đóng quân. Như vậy, Đài Loan nằm dưới sự bảo vệ và quản hạt thống nhất của chính phủ nhà Thanh. Sau đó lại hạ lệnh cho dân ở Đài Loan và vùng ven biển có thể mở rộng thông thương đường biển, đồng thời thi hành chính sách giảm nhẹ thuế, 4 năm sau, “cuộc sống nhân dân vùng ven biển bắt đầu khởi sắc, tàu bè của họ được hải quan cấp giấy phép ra vào, ngược xuôi Nam Bắc, thu lợi quanh năm”.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây