Chiếc la bàn đầu tiên ra đời tại Trung Quốc vào khoảng hơn 1000 năm TCN gắn với Chu Công và nhà nhà Chu cho đến thời Chiến Quốc. Vào khoảng thời nhà Hán, do Tổ Xung Chi phát minh lúc đầu dùng xác định hướng Nam trên một hình nhân chỉ về hướng Nam tuy rằng ban đầu nó được dùng trong các nghi thức bói toán chứ không phải đề chỉ hướng. Đến thời nhà Đường thì la bàn được cải tiến hoàn chỉnh và được sủ dụng rộng rãi ở thời nhà Tống dùng để xác định phương hướng, việc mà trước đó thường dựa vào việc xem thiên văn.
La bàn ngày xưa khác với la bàn ngày nay. Nó có hình dạng một chiếc thìa được cắt từ một miếng nam châm tự nhiên và được đặt trên một đế bằng đồng đã được đánh bóng để giảm ma sát. Chiếc thìa tròn nhẵn được đặt chính giữa đế đồng làm tâm để cáng con trỏ có thể xoay xung quanh. Sau khi thìa đứng yên (cân bằng tĩnh) thì cáng thìa hướng về phía nam. Trung Quốc cũng được coi là quốc gia đầu tiên sử dụng la bàn trong ngành hàng hải.Trước khi con người phát minh ra giấy viết, họ thường khắc chữ trên những tảng đá, tấm kim loại, hoặc viết trên tấm trúc, miếng vải, vô cùng bất tiện, gây nhiều hạn chế trong việc truyền bá văn hóa. Sự xuất hiện của giấy viết đã tạo nên nhiều thuận tiện trong việc viết và lưu trữ văn tự, truyền bá văn hóa, thúc đẩy phát triển nền văn minh thế giới. Kĩ thuật chế tạo giấy chính là phát minh sớm nhất của Trung Quốc.
Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã có giấy viết, nhưng chất liệu giấy rất thô ráp. Sau này, vào thời Đông Hán có một vị tên là Thái Luân, đã tổng kết những kinh nghiệm trong việc chế tạo giấy của người trước, tiến hành cải tiến tạo ra giấy viết. Ông sử dụng các nguyên liệu như vỏ cây, đầu cây gai, vải bông, lưới đánh cá,… qua các quá trình đập, giã, chiên, nướng,… để tạo nên giấy viết- nguồn gốc của giấy hiện nay. Loại giấy này nguyên liệu vừa rẻ vừa dễ kiếm, chất lượng cao hơn giấy trước, có thể sản xuất số lượng lớn nên dần dần được sử dụng phổ biến trong cộng đồng. Người đời sau gọi đó là “Giấy Thái Hầu” để tưởng nhớ công lao của ông.
Thuốc súng là phát minh hơn 1000 năm trước của người Trung Quốc. Vào thời Thương Chu, người Trung Quốc trong quá trình luyện kim phát hiện, than củi là thứ rất dễ đốt cháy, trong quá trình luyện đan thì nhận ra lưu huỳnh và nitơ cũng có khả năng đốt cháy. Đến thời nhà Hán, họ lại phát hiện ra rằng than củi, lưu huỳnh và nitơ khi kết hợp lại với nhau và châm lửa, sẽ gây ra hiện tượng phát nổ rất mạnh. Vì vậy, người Trung Quốc đã cố ý trộn 3 hỗn hợp trên lại với nhau, nghiên cứu nó, và đã nắm được phương pháp khống chế và gây nổ, từ đó chế tạo nên thuốc súng.
Sau khi Trung Quốc phát minh ra thuốc súng, con người đã có được sức mạnh to lớn mà từ trước tới giờ chưa từng có trong tiền lệ. Ban đầu, thuốc súng được dùng để chế tạo pháo hoa. Tuy nhiên, thuốc súng không lâu sau đó, trở thành vũ khí quân sự sử dụng trong chiến tranh.
Vào thời kì đầu, người Trung Quốc muốn ghi chép lại sự kiện, truyền đạt lại kinh nghiệm hay tri thức, chỉ có thể dùng những nguyên liệu có trong tự nhiên để ghi lại các kí hiệu, chữ viết. Ví như khắc hay viết trên các bức tường đá, lá cây, xương động vật, tảng đá, vỏ cây,… Do chi phí tốn kém nên chỉ có thể ghi lại ngắn gọn những sự kiện quan trọng, còn hầu hết đều được truyền đạt bằng miệng, điều này gây ra những tổn thất về mặt văn hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển văn hóa xã hội.
Việc phát minh về kĩ thuật in ấn của Trung Quốc được trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn điêu khắc gỗ và khắc chữ di động.
Điêu khắc gỗ được phát minh vào đời Đường, được sử dụng rộng rãi vào giữa và cuối thời nhà Đường. Điêu khắc chủ yếu được dùng trong việc khắc tượng Phật, kinh Phật, những tác phẩm kinh điển của Nho gia, sách Y dược,… Mặc dù hiệu quả cao hơn việc dùng tay ghi chép lại, tuy nhiên, nó còn tồn tại nhiều hạn chế. Mỗi một từ khắc ra đều không thể tách rời, khi muốn thay đổi nội dung in, phải khắc lại từ đầu, do vậy rất lãng phí gỗ in và sức lực.
Cho đến thời Bắc Tống, có vị tên gọi Tất Thăng đã phát minh ra kiểu in di động, đánh dấu cột mốc rực rỡ trong kĩ thuật in ấn Trung Quốc. Ông sử dụng đất sét để làm các kí tự chữ viết, mỗi 1 chữ Hán sẽ là một con dấu, sau đó đem nung. Khi sắp chữ, đầu tiên phải chuẩn bị một tấm sắt, trên tấm sắt sẽ gồm hỗn hợp hương, sáp, tro giấy,… Xung quanh tấm sắt có một khung sắt, trong khung sắt có gắn các ký tự cần in. Dùng nhựa thông cố định lại chữ, sau đó ép cho tấm khung phẳng là có thể in được. Sau khi in xong, có thể tách các chữ ra, tạo thành cụm mới, và có thể được sử dụng vào lần tiếp theo. Đặc điểm của kĩ thuật in này là linh hoạt, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và sức lực.
Sau này, vào thời nhà Nguyên, người ta cải cách kiểu in chữ di động bằng đất sét thành gỗ. Thời Minh Thanh, người Trung Quốc còn dùng in chữ di động bằng các vật kim loại như thiếc, đồng, chì, điều này cho thấy kĩ thuật in ấn của Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao.
______________________
Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:
NGOẠI NGỮ TRÁC VIỆT
Địa chỉ: 81/333 Văn Cao, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng
Fanpage: NGOẠI NGỮ TRÁC VIỆT
Điện thoại: 0225 3804 680
Hotline: 0903 496 722
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn