[TIMKIEMNHANH]

NGÔN NGỮ NÓI MIỆNG VÀ NGÔN NGỮ SÁCH VỞ

Thứ hai - 04/09/2017 14:32
Ngôn ngữ nói miệng và ngôn ngữ sách vở là hai hình thức diễn đạt cùng một ngôn ngữ.
hieu qua cua doc sach va doc sach nhu the nao   hanhtrinhtuoitre com (1)
hieu qua cua doc sach va doc sach nhu the nao hanhtrinhtuoitre com (1)
Ngôn ngữ nói miệng lấy thanh âm làm vật chuyển tải, nó thông qua sự chuyển phát và tiếp nhận ngữ âm khiến cho người nói và người nghe cùng tồn tại trong cùng một thời gian và không gian. Gao tiếp nói có thể mượn cách thể hiện bằng tay, cách thể hiện trên khuôn mặt để hộ trợ diễn đạt. Ngôn ngữ nói miệng có những đặc điểm sau:
1. Câu ngắn. Đa phần nghĩ gì nói nấy. Câu ngắn và đơn giản dễ  nói ra ngay, người nghe cũng dễ nghe được rõ ràng.
2. Hiện tượng giản lược bỏ sót tương đối nhiều. Dùng ngôn ngữ nói giao tiếp có môi trường ngôn ngữ mặt đối mặt, giản lược (bỏ sót) sẽ không gây trở ngại cho việc giao tiếp, mà làm cho lời nói ngắn gọn.
3. Thường có sự lặp lại, tương đối lủng củng, miệng nói tất nhiên sẽ nhanh hơn viết, lặp lại có thể lấp những chỗ gián đoạn, có được thời gian suy nghĩ sắp xếp. Bởi vì không kịp cân nhắc gọt giũa kỹ nên khi diễn đạt khó tránh khỏi thiếu chuẩn xác, thiếu chặt chẽ hoàn chỉnh, nói bổ sung vào sẽ có cảm giác nói lủng củng.
Ngôn ngữ sách vở lấy chữ viết làm vật chuyển tải. Nó thông qua chữ viết tác động vào thị giác để đạt được mục đích giao tiếp. Có thể chủ động dùng các loại câu được phụ trợ bằng các dấu câu, đặc biệt là có đủ thời gian cân nhắc, sửa chữa,... luôn chú ý cách dùng từ, đặt câu, nghiên cứu kỹ lưỡng bố cục, ngôn ngữ cẩn thận chặt chẽ. Ngôn ngữ sách vở có những đặc điểm sau:
1. Sử dụng các thành phần tu sức và thành phần ngang hàng tương đối nhiều. So sánh với ngôn ngữ nó miệng thì ngôn ngữ sách vở có kết cấu câu tương đối phức tạp, tư tưởng diễn đạt tương đối rõ ràng chính xác.
2. Các câu có tính logic chặt chẽ. Trong quá trình sắp xếp ngôn ngữ sách vở, có thể nghĩ được đầy đủ rồi mới viết, cũng có thể viết xong rồi suy nghĩ lại và sửa lại. Từ ngữ kết nối được dùng rất nhiều, nó cũng là dấu hiệt cho hình thức diễn đạt của ngôn ngữ sách vở.
3. Thường dùng những từ ngữ sách vở. Ngôn ngữ sách vở và ngôn ngữ nói miệng mỗi thứ đều có những đặc điểm riêng, vừa liên quan vừa thúc đẩy lẫn nhau. Từ đó khiến cho ngôn ngữ phát triển không ngừng. Có thể thấy được sự liên quan giữa ngôn ngữ sách vở và ngôn ngư nói miệng qua các mặt sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ nói miệng là cơ sở của ngôn ngữ sách vở. Không có ngôn ngữ nói miệng thì chữ viết sẽ không thể ghi lại từ đâu, cùng sẽ không xuất hiện ngôn ngữ sách vở. Cho nên khi nói về sự bắt nguồn của ngôn ngữ sách vở và ngôn ngữ miệng thì ngôn ngữ nói miệng là tính thứ nhất, ngôn ngữ thứ sách vở là tính thứ hai.
Thứ hai, tốc độ phát triển của ngôn ngữ sách vở giống và ngôn ngữ nói miệng không giống nhau. Ngôn ngữ sách vở có khi tách rời với ngôn ngữ nói miệng, tình hình này có quan hệ với tốc độ phát triển không cùng cấp độ giữa hai loại ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ nói miệng luôn ở trong quá trình phát triển biến đổi không ngừng, còn ngôn ngữ sách vở khi đã hình thành thì tương đối ổn định.
Thứ ba, ngôn ngữ sách vở thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ nói miệng. Ngôn ngữ sách vở súc tích, chặt chẽ, quy phạm hơn ngôn ngữ nói miệng. Thông qua các ấn phẩm, ngôn ngữ sách vở có tác dụng hết sức quan trọng đối với việc phát triển nền văn hoá cũng như thúc đẩy ngôn ngữ nói miệng ngày càng phong phú, trong sáng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây